Mặc dù học hết lớp 12 nhưng Thủy chỉ gói gọn trong những mùa hè được gia đình cho về quê ngoại ở Bến Tre. Từ nhỏ đến lớn, Thủy chưa bao giờ được ra ngoài đường một mình. Năm lớp 9, Thủy năn nỉ mãi, cha mẹ mới đồng ý nối mạng internet nhưng với điều kiện là máy tính phải đặt ở phòng bố mẹ. Khi nào có bố mẹ bên cạnh mới được sử dụng. Nhiều lúc tan trường, muốn đi dạo cùng bạn bè một chút, Thủy cũng đã thấy bố hoặc mẹ đứng đợi trước cổng mà ngậm ngùi.
Năm nay cô đã 32 tuổi nhưng mà vẫn chưa lập gia đình vì thói quen “khó tính”. Từ nhỏ tới lớn bị sự kiểm soát của bố mẹ, nên đến giờ cô vẫn không thể thoát nỗi thói quen từ nhà đến công ty và từ công ty về nhà. Bạn bè cô cũng chẳng có mấy người chứ đừng nói gì đến bạn trai. Bố mẹ thấy con gái ngoài 30 tuổi cũng vô cùng lo lắng nhưng chẳng làm gì được.
Mục lục
Thông thường, việc quản lý chặt chẽ con cái xuất phát từ tình yêu thương và lo lắng cho con của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên việc kiểm soát quá mức này đã làm cho các Thủy mệt mỏi, bị ức chế, không thể chia sẻ bất kỳ điều gì cùng người thân khiến nhiều bạn ngày càng có khoảng cách với gia đình.
Khi hỏi về cuộc sống hiện tại, Thủy gói gọn trong lời kể: “Mình cũng quen rồi. Đôi khi cảm giác bị ức chế, nhưng chỉ thoáng qua”. Khi cha mẹ cấm đoán nhiều việc sẽ khiến các bạn bị mất cân bằng về tâm lý. Việc kiểm soát thái quá của cha mẹ đã làm mất đi nhiều cơ hội của con cái.
Hãy cho con có cơ hội được nói lên những gì chúng mong muốn và làm những việc chúng khao khát, bởi như vậy con cái mới có thể thoải mái để sống và học tập được. Bố mẹ chỉ là người hỗ trợ phía sau lưng đứa con của mình, đừng gieo lên những đứa trẻ nỗi sợ hãi, dè dặt bởi chính người thân trong gia đình.
Xem thêm bài viết: Dạy con theo cách của người Nhật