Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, không ít trẻ em vừa ngồi ăn vừa xem ti vi, vừa ăn vừa chơi game… những hình ảnh không mấy mong muốn của các bậc cha mẹ. Vậy nên có cách dạy con như thế nào để con có thể có một bữa ăn “đẹp” và lành mạnh? Mời bạn tham khảo các bí quyết dưới đây nhé!
Hình thành các thói quen trong ăn uống cho trẻ từ khi còn nhỏ
- Mời người lớn ăn trước: “lời chào cao hơn mâm cổ” lời mời trong ăn uống cũng vậy, thể hiện sự lễ phép, kính trên nhường dưới của người nhỏ đối với người lớn, nhất là khi trong gia đình có ông bà. Cha mẹ nên làm gương cho con mình, để con thấy và học tập làm theo, cũng như sự tự nguyện và tự nhiên của con khi mời người lớn. Bạn cũng không áp đặt hay bắt con làm theo mà hãy nhẹ nhàng giải thích tại sao chúng ta cần làm như thế.
- Tư thế trong ăn uống: tư thế ăn uống là một phần thể hiện tính cách, văn hóa của con người. Vì vậy bạn nên hướng dẫn cho con cách ngồi thẳng lưng và sự nghiêm túc trong khi ăn (tránh cười đùa, giỡn hay quậy phá thức ăn, tránh ngồi tì vào bàn hay ngồi nghiêng xiêu vẹo…).
- Cách gắp thức ăn: trẻ em thường có thói quen đào bới tìm thức ăn hoặc gắp rơi vãi ra bàn. Bạn nên khéo léo làm gương cho trẻ và dạy chúng không nên làm thế. Lấy bản thân ra làm gương để cho trẻ biết như thế nào là đúng.
- Không lãng phí thức ăn: thói quen bỏ lại thức ăn là không hề đẹp. Bạn nên dạy con cách tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất này: ăn hết thức ăn không để thừa và khi gắp thức ăn thì gắp vừa sức ăn của con, tránh gắp quá nhiều ăn không hết gây lãng phí.
- Tập trung trong ăn uống: nhiều trẻ khi ăn thích xem phim, chơi game, lướt web…làm việc riêng không những ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn làm mất độ ngon của bữa ăn. Bạn nên khéo léo nhắc nhở để trẻ hiểu vấn đề mà tập trung trong ăn uống.
- Thái độ từ tốn, nhã nhặn: trong khi ăn, nhiều trẻ có thói quen xấu như nhai nhóp nhép, húp canh ra tiếng thậm chí đùa giỡn ồn ào. Cha mẹ nên làm gương và giúp con giảm dần thói quen xấu này trong khi ăn.
- Tôn trọng người khác: dạy trẻ tôn trọng những người mà trẻ tiếp xúc trong sinh hoạt ăn uống như phục vụ bàn, đầu bếp…và biết nói cám ơn, xin lỗi đúng lúc. Điều này giúp trẻ có thái độ lịch sự nhã nhặn hơn trong giao tiếp và thân thiện hơn với người xung quanh.
Trên đây là những bí quyết cơ bản nhất khi bắt đầu hình thành thói quen ăn uống cho con. Quan trọng nhất vẫn là tấm gương từ bố mẹ. Vì vậy, hãy làm gương và tìm môi trường cho bé thực nghiệm: có thể là trong sinh hoạt với bạn bè, các buổi ăn tập thể cùng gia đình, ông bà, đám tiệc… Nếu còn lo lắng không thể theo sát con trong các hoạt động thường ngày, hãy liên hệ cho chúng tôi: dịch vụ thám tử chuyên nghiệp của công ty thám tử Đại Tín, chúng tôi sẽ giám sát con bạn một cách chặt chẽ nhất nhưng con bạn vẫn cảm thấy thoải mái mà không hề hay biết. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng khi cập nhật thông tin mới nhất từ con, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những thói quen xấu và hình thành nhân cách tốt hơn cho trẻ.
Xem thêm: Dạy con vâng lời